Đặc điểm nổi bật của vật liệu lưới trên ghế làm việc
-
Thông thoáng: Vật liệu lưới cho phép lưu thông không khí, giúp thoát nhiệt và giữ cho ghế luôn mát mẻ. Điều này rất quan trọng trong các điều kiện nóng ẩm, giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn.
-
Nhẹ và chắc chắn: Vật liệu lưới nhẹ hơn so với đệm truyền thống, giúp di chuyển và nâng hạ ghế dễ dàng. Nó cũng có độ bền cao và đàn hồi, cho phép sử dụng ghế trong thời gian dài mà không bị hư hỏng.
-
Tiết kiệm chi phí: Ghế văn phòng với vật liệu lưới thường có giá cả phải chăng hơn so với các vật liệu khác như da thật hay gỗ. Điều này giúp tiết kiệm chi phí khi mua sắm ghế.
-
Hỗ trợ tư thế công thái học: Ghế lưới có khả năng hỗ trợ tư thế ngồi công thái học tốt hơn so với các ghế có đệm. Lưới có khả năng ôm sát và định hình theo độ cong tự nhiên của cột sống, giúp giảm áp lực và phân tán trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, vật liệu lưới cũng có những hạn chế nhất định:
-
Tính thẩm mỹ trong thiết kế: Vật liệu lưới có hạn chế trong việc tạo ra những thiết kế độc đáo và sáng tạo hơn so với các vật liệu khác. Thông thường, lưới ghế có thiết kế gần giống nhau và màu sắc phổ biến nhất là màu đen.
-
Độ bền: Theo thời gian, lưới có thể mất tính đàn hồi và bắt đầu bị chùng.
Có thể hiểu lưới ghế gần giống một chiếc lò xo, nó cần thời gian để đàn hồi lại sau một thời gian dài bị tác động. Thường thì khoảng thời gian tốt nhất để ngồi liên tục trên những chiếc ghế lưới này là tầm 4-8 tiếng. Sau đó, lưới cần 1-2 tiếng hoặc nhiều hơn để có thể phục hồi hình dáng lại mà ít chịu ảnh hưởng vĩnh viễn hơn. Đây cũng là một cách để sử dụng ghế lưới hiệu quả và bền hơn.
Nhưng nhìn chung, chất lượng lưới một lần nữa quyết định đến độ bền của ghế làm việc dạng lưới. Bởi những vật liệu lưới phổ thông sau một thời gian thường bị giãn. Lưới cao cấp cũng vậy nhưng thời gian sẽ lâu hơn nhiều. Đặc biệt, với ghế công thái học phần lưới cần được quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến khả năng công thái học và sức khỏe của người dùng.